DANH SÁCH 10 NGƯỜI GIÀU NHẤT HÀN QUỐC

DANH SÁCH 10 NGƯỜI GIÀU NHẤT HÀN QUỐC

tháng 8 13, 2020





SAU KHI ĐƯỢC CA NGỢI VÌ ĐÃ XỬ LÝ HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 sau đợt bùng phát đầu tiên vào đầu năm, Hàn Quốc đang ứng phó với đợt bùng phát thứ hai và suy giảm kinh tế có khả năng tiếp diễn.

Với điểm chuẩn Kospi gần như không khác so với một năm trước, tổng tài sản của 50 người giàu nhất Hàn Quốc là 110,8 tỉ USD, hầu như không thay đổi so với con số 110 tỉ USD từ năm ngoái.

Phản ánh những thách thức mà phần lớn doanh nghiệp phải đối mặt, mức chuẩn để lọt vào danh sách giảm xuống còn 610 triệu USD, so với mức 855 triệu USD năm trước.

29 người chứng kiến khối tài sản sụt giảm trong thời điểm đầy thử thách này. Ông trùm dược phẩm Lim Sung-ki là người mất mát nhiều nhất cả về tỉ lệ phần trăm lẫn đồng đô la, giảm 44% giá trị tài sản ròng, xuống còn 1,4 tỉ USD.


Cổ phiếu công ty Hanmi Science đã giảm giá sau khi công ty dược phẩm khổng lồ Johnson & Johnson của Mỹ chấm dứt thỏa thuận điều trị bệnh béo phì và tiểu đường trị giá 810 triệu USD, với lý do Hanmi không đạt tiêu chuẩn nội bộ. Giá cổ phiếu hiện vẫn chưa phục hồi.

“Trong các nghiên cứu giai đoạn hai, phương pháp điều trị mang lại hiệu quả giảm cân tuyệt vời ở những người béo phì mắc hoặc không mắc bệnh tiểu đường. Chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá nội bộ về vấn đề này,” người phát ngôn của Hanmi thông báo.

Mong-Koo Chung của công ty Hyundai Motor chứng kiến tài sản ròng giảm 26% xuống còn 3,2 tỉ USD, khiến ông giảm ba bậc xuống vị trí thứ tám. Cổ phiếu của công ty ô tô lớn nhất nước này lao dốc sau khi công ty công bố doanh số thấp nhất trong một thập niên qua vào đầu năm nay.

Trong số 17 người giàu có hơn, Kim Beom-su (Kakao) có mức tăng lớn nhất trong năm nay về tỉ lệ phần trăm, tăng 93% lên 5,2 tỉ USD. Công ty Internet khổng lồ của ông được hưởng lợi từ giãn cách xã hội, khi mọi người tăng cường sử dụng ứng dụng nhắn tin, nền tảng thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến của công ty. Kakao báo cáo lợi nhuận 868 tỉ won (708 triệu USD) trong quý đầu tiên, tăng 23% so với một năm trước đó.

Tương tự, hầu hết các doanh nhân Internet của Hàn Quốc đều chứng kiến khối tài sản của họ tăng lên, trong đó có Kim Jung-ju của Nexon, Kim Taek-jin của NCSoft và Lee Hae-jin của Naver.

Người có khối tài sản tăng nhiều nhất tính theo đô la là Seo Jung-jin, từ 4 tỉ USD lên 11,4 tỉ USD, với thông tin công ty Celltrion của ông bắt đầu thử nghiệm phương pháp điều trị Covid-19 trên người vào cuối tháng bảy. Ông giữ vị trí số hai.

Có hai gương mặt mới xuất hiện trong danh sách, trong đó có Huh Jae-myung của công ty Iljin Materials, nhà sản xuất linh kiện điện tử và pin, ra mắt ở vị trí thứ 33 nhờ tình hình lạc quan của thị trường xe điện Hàn Quốc đã đẩy giá cổ phiếu của Iljin tăng.

Kim Chang-soo ở vị trí thứ 49 sau khi doanh số tại công ty may mặc F&F của ông tăng 36% trong năm ngoái lên 781 triệu USD.

Trong ba cái tên bị loại khỏi danh sách năm nay, đáng chú ý nhất là Park Yeon-cha, người sáng lập công ty sản xuất giày thể thao Taekwang Industrial, đã qua đời vào tháng một. Tài sản của ông vẫn chưa được giải quyết.

Euisun Chung (trái) và Mong-Koo Chung.

CHA CON EUISUN CHUNG & MONG-KOO CHUNG TRƯỚC THÁCH THỨC QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI. Con đường khó khăn phía trước của gia tộc quản lý công ty Hyundai Motor trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc kinh doanh ô tô ở khắp nơi, khiến giá cổ phiếu của Hyundai Motor giảm, dẫn đến sự sụt giảm tài sản của các cổ đông kiểm soát.

Mong-Koo Chung chứng kiến giá trị tài sản ròng của mình chỉ còn 3,2 tỉ USD, trong khi con trai Euisun của ông có mức giảm 27%, xuống còn 1,95 tỉ USD.

Cùng với công ty con Kia Motors, Hyundai Motor là nhà sản xuất ô tô lớn thứ năm thế giới tính theo doanh số và có nhà máy sản xuất tại tám quốc gia. Cũng giống như các nhà sản xuất ô tô khác, đại dịch đã tác động mạnh đến Hyundai. Một số nhà máy trên thế giới phải tạm thời đóng cửa. Doanh số xe hơi toàn cầu của Hyundai giảm gần 12% trong quý đầu tiên, so với cùng kỳ năm ngoái.

Người phát ngôn Jin Cha của Hyundai cho biết, công ty đang cố gắng giảm thiểu tác động của đại dịch với các động thái như ổn định chuỗi cung ứng và tung ra các mẫu mới trực tuyến, đồng thời cho khách hàng của mình kéo dài thời gian bảo hành.- https://dautusieuloinhuan29.com/1-ty-dau-tu-gi/

Đợt khủng hoảng toàn cầu này là môi trường khảo nghiệm sớm đối với Euisun, người vừa kế nhiệm cha mình trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của Hyundai Motor vào tháng ba. Euisun, 49 tuổi, không chỉ phải lèo lái Hyundai vượt qua giai đoạn nhu cầu sụt giảm mà còn phải quản lý việc chuyển đổi sang xe điện và xe tự lái.

Vào tháng một, Euisun tiết lộ khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của tập đoàn tài phiệt Hyundai, cam kết đầu tư hơn 100 ngàn tỉ won (khoảng 90 tỉ USD) trong năm năm tới vào các công nghệ mới, bao gồm cả xe chạy bằng điện và xe hydro, cũng như xe điện bay cho mạng lưới taxi trên không của Uber.

Mong-Koo, người bước sang tuổi 82 vào tháng ba vừa rồi, đã trao quyền cho Euisun, con trai duy nhất trong số bốn người con của ông, sau 21 năm nắm quyền. Mong-Koo được chính cha ruột của mình, Chung Ju-yung, người sáng lập tập đoàn Hyundai, đề bạt vào năm 1999 để tiếp quản công ty Hyundai Motor từ người chú của ông, Chung Se-yung.

Dưới sự lãnh đạo của Mong-Koo, Hyundai đã tăng trưởng nhanh chóng và mở rộng toàn cầu. Năm nay, ông trở thành người Hàn Quốc duy nhất từng được vinh danh tại Đại sảnh danh vọng ô tô Hoa Kỳ, một trong những giải thưởng danh giá của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.


Bang Jun-hyuk, Netmarble.


GAME ONLINE & INTERNET: CƠ HỘI TRONG ĐẠI DỊCH. Các đại gia trò chơi và Internet Hàn Quốc chứng kiến khối tài sản của mình tăng vọt trong đại dịch Covid-19. Công việc kinh doanh vẫn diễn ra như thường lệ tại công ty trò chơi Nexon của Hàn Quốc.

Khi đại dịch gián đoạn ngành công nghiệp giải trí toàn cầu thì đây là điều đáng để khoe. Giám đốc điều hành Nexon tại Mỹ, Owen Mahoney, nói trong cuộc phỏng vấn từ xa với Forbes Asia: “Chúng tôi vẫn có thể sản xuất nội dung và vận hành trò chơi.” 

Phim ảnh, thể thao và sự kiện trực tiếp bị buộc phải gián đoạn, nhưng việc kinh doanh của Nexon gần như hoàn toàn liên quan đến thế giới ảo và các trò chơi của công ty là trò chơi kỹ thuật số thuần túy.

Theo Mahoney, người gia nhập Nexon vào năm 2010 sau khi làm việc cho công ty phát triển trò chơi Electronic Arts của Hoa Kỳ, đại dịch “không ảnh hưởng tới việc kinh doanh của chúng tôi.”

Nexon là một trong những nhà phát triển trò chơi Hàn Quốc tăng trưởng nhờ giãn cách xã hội, khiến mọi người có thêm thời gian ở nhà để chơi trò chơi. Chi tiêu toàn cầu cho trò chơi kỹ thuật số tăng 11% trong tháng ba so với cùng kỳ năm 2019 và tăng 17% trong tháng tư, lên mức kỷ lục 10,5 tỉ USD, theo công ty nghiên cứu SuperData của Nielsen.

Do đó, cổ phiếu của các công ty trò chơi Hàn Quốc tăng vọt, giúp khối tài sản của những người sáng lập tăng theo. Kim Taek-jin của công ty NCSoft chứng kiến giá trị tài sản ròng tăng 47% lên 2,5 tỉ USD, trong khi người sáng lập Lee Joon-ho của NHN Entertainment tăng 22%, lên 1,38 tỉ USD.

Các đại gia Internet hàng đầu của Hàn Quốc cũng hưởng lợi: Kim Beom-su của công ty Kakao, người đạt mức tăng trên tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong danh sách, chứng kiến giá trị tài sản ròng tăng 93% lên 5,2 tỉ USD, trong khi Lee Hae-jin, đồng sáng lập của công ty tìm kiếm Naver, có khối tài sản tăng 85%, lên đến 1,7 tỉ USD.


Giá trị tài sản ròng của người sáng lập Nexon, Kim Jungju, 52 tuổi, tăng 52% lên 9,6 tỉ đô la Mỹ, giúp ông trở thành một trong những người có mức tăng lớn nhất trong danh sách năm nay, sau khi đảo ngược tình hình sụt giảm của cổ phiếu Nexon trong năm ngoái.

Nexon, công ty mà Kim kiểm soát thông qua công ty holding NXC, đã sụt giảm 13% vào năm ngoái sau thất bại trong thương vụ chào bán số cổ phần kiểm soát của ông tại NXC cho những người mua tiềm năng, bao gồm công ty trò chơi Netmarble, Kakao và công ty cổ phần tư nhân MBK Partners của tỉ phú Michael Kim.

Thất bại của thỏa thuận NXC vào tháng sáu năm ngoái đã khiến cổ phiếu Netmarble giảm xuống khoảng 20%, kéo theo tài sản của người sáng lập và chủ tịch Bang Junhyuk giảm 25%, xuống còn 1,69 tỉ USD.

Bang là trường hợp ngoại lệ trong xu hướng gia tăng của các đại gia trò chơi của Hàn Quốc. Doanh thu của Netmarble trong quý đầu tiên tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm trước, lên 447 triệu USD; yếu tố thúc đẩy sự gia tăng đó là bản phát hành năm 2020 của tựa game The Seven Deadly Sins: Grand Cross (Thất hình đại tội), tạo ra doanh thu khoảng 53 triệu USD.

Sau đó, Bang theo đuổi các thỏa thuận khác để đa dạng hóa Netmarble. Tháng 12 năm ngoái, họ trả khoảng 1,5 tỉ USD cho 25% cổ phần của công ty cho thuê thiết bị gia dụng Hàn Quốc Coway thuộc sở hữu của MBK Partners. 


Bang cũng chuẩn bị đạt được thành công lớn nếu công ty giải trí Big Hit Entertainment niêm yết trên sàn Giao dịch Hàn Quốc: vào năm 2018, Bang đã chi 170 triệu USD để mua 26% cổ phần của Big Hit, do người anh em họ xa của ông là Bang Si-hyuk đứng đầu và đang quản lý ban nhạc K–pop BTS nổi tiếng toàn cầu.

Big Hit hi vọng sẽ IPO trước cuối năm nay. Trong khi đó, cổ phiếu của Nexon tăng hơn 50% trong năm nay lên mức cao kỷ lục, một phần do thông tin lợi nhuận quý hai sẽ tăng tới 20%. Nexon báo cáo doanh thu quý đầu tiên là 760 triệu USD, giảm 11% so với năm ngoái, giảm ít hơn dự kiến.

Công ty cũng báo cáo về khởi đầu thành công tốt đẹp của trò chơi KartRider Rush+ được tải xuống hơn 10 triệu lần trong hai tuần đầu tiên sau khi ra mắt toàn cầu vào giữa tháng năm. Nexon đã sẵn sàng ra mắt phiên bản mùa hè của trò chơi hành động Dungeon & Fighter 2D Mobile.

Owen Mahoney hi vọng đà tăng trưởng doanh số sẽ vẫn tiếp tục sau đại dịch, khi giải trí kỹ thuật số tại gia trở nên phổ biến hơn. “Tôi nghĩ, khi nhìn lại sau 20 năm nữa, chúng ta sẽ nói rằng thời điểm này là một bước ngoặt trong ngành công nghiệp giải trí,” ông nói.
 Chân dung "những kẻ buôn vua", gia tộc đứng sau tập đoàn tư nhân lớn thứ hai ở Mỹ

Chân dung "những kẻ buôn vua", gia tộc đứng sau tập đoàn tư nhân lớn thứ hai ở Mỹ

tháng 8 12, 2020

Nhà Koch hiện là gia tộc giàu thứ ba thế giới với tổng tài sản gần 100 tỷ USD, chỉ đứng sau nhà Walton (sở hữu chuỗi siêu thị Walmart) và nhà Mars (sở hữu công ty bánh kẹo Mars).

Koch Industries được thành lập bởi Fred Koch năm 1940. Từ khi người cha qua đời năm 1946, tập đoàn được điều hành và sở hữu phần lớn bởi các con trai của ông, những người được biết đến nhiều hơn với cái tên "anh em nhà Koch" – David và Charles, mỗi người sở hữu 42% công ty. Năm 2018, David (79 tuổi) rời khỏi vị trí vì lý do sức khỏe và qua đời 1 năm sau đó; trong khi Charles (83 tuổi) vẫn là Chủ tịch kiêm CEO.

Koch Industries được Forbes xếp hạng là tập đoàn tư nhân lớn thứ hai ở Mỹ, với doanh thu hàng năm đạt 119 tỷ USD. Còn theo xếp hạng mới nhất của Bloomberg, nhà Koch hiện là gia tộc giàu thứ ba thế giới với tổng tài sản gần 100 tỷ USD, chỉ đứng sau nhà Walton (sở hữu chuỗi siêu thị Walmart) và nhà Mars (sở hữu công ty bánh kẹo Mars).


Fred Koch tốt nghiệp ngành hóa học tại ngôi trường danh tiếng MIT. Ở tuổi 27, chàng kỹ sư hóa học đã tìm ra phương pháp đột phá cho phép biến dầu thô thành xăng một cách hiệu quả hơn. Phương pháp này cho phép những công ty nhỏ yếu thế trong ngành có thể cạnh tranh tốt hơn với các ông lớn, do đó các tập đoàn dầu mỏ lớn nhanh chóng tấn công Fred.

Sau một loạt vụ kiện từ Universal Oil Products, công ty đã đăng ký bằng sáng chế và đã được cấp phép 1 công nghệ tương tự, ông mang công nghệ của mình tới Liên Xô năm 1929. Không lâu sau đó, ông quay trở lại Mỹ và kết hôn.

Hơn 1 thập kỷ sau, Fred tự thành lập công ty lọc dầu của riêng mình. Ban đầu công ty có tên gọi là Wood River, sau đó đổi tên thành Rock Island và cuối cùng là Koch Industries.


Từ chỗ chỉ hoạt động trong ngành lọc hóa dầu, Koch Industries sau đó đã phát triển mạnh mẽ thành 1 tập đoàn đa ngành, tham gia vào cả những lĩnh vực như nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng, là công ty tư nhân lớn thứ hai ở Mỹ với doanh thu hàng năm đạt 119 tỷ USD.

Năm 1961, Koch Industries được định giá 21 triệu USD, tương đương mức tăng trưởng tích lũy sau 57 năm là hơn 467.000%. Để dễ hình dung, trong quãng thời gian từ 1/1/1961 đến 1/1/2019, chỉ số S&P 500 tăng gần 4.210%.

Tính đến tháng 6/2019, tập đoàn có 120.000 nhân viên trên toàn thế giới.

Tất cả 4 người con trai của Fred Koch đều đã trở thành tỷ phú sau khi công việc kinh doanh của gia tộc phát triển vượt bậc. Trước khi David qua đời, ông và Charles là những thành viên duy nhất của thế hệ thứ hai vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành tập đoàn. Hai người con trai còn lại của Fred là Frederick và William đã bán hết cổ phần từ năm 1983.


Sau khi người cha qua đời năm 1967, Charles Koch đảm nhận vị trí Chủ tịch kiêm CEO của Rock Island Oil. Khi đó ông 32 tuổi và mới chỉ làm việc ở tập đoàn được hơn 5 năm. Trước khi qua đời, Fred Koch đã có vài lần lên cơn đau tim và do đó ông đã chuẩn bị mọi sự để con trai có thể tiếp quản công ty nếu có điều gì bất trắc xảy ra. Trong 1 cuộc phỏng vấn với tạp chí New York, David Koch đã tiết lộ về cha mình bất chợt lên cơn đau tim trong 1 buổi đi săn chim ở Utah.

Mặc dù có bố mẹ hết sức giàu có, anh em nhà Koch lớn lên trong môi trường mà họ được dạy rất kỹ về tầm quan trọng của sự chăm chỉ. Charles nổi tiếng với câu chuyện kể rằng bố của ông không bao giờ muốn những cậu con trai "trở thành những kẻ vô công rồi nghề". Từ khi còn đi học, họ đã phải làm việc trong thời gian rảnh rỗi. Trong cuốn sách "Sons of Wichita", tác giả Daniel Schulan viết: "Ông ấy [Fred] để chúng [những đứa con trai] làm những công việc chân tay như vắt sữa bò, dọn cỏ, đào rãnh và bất cứ gì mà ông ấy có thể nghĩ ra".

Sau khi tiếp quản vị trí CEO, Charles tiếp tục mở rộng công ty và thực hiện một loạt vụ thâu tóm các công ty trong ngành năng lượng. Tính trung bình dọc theo lịch sử của tập đoàn, Koch Industries đã tái đầu tư tới 90% lợi nhuận ròng.

Năm 1970, người em David Koch mới gia nhập công ty, khởi đầu với vị trí giám đốc dịch vụ kỹ thuật và nhanh chóng thăng tiến. Năm 1978 ông trở thành chủ tịch mảng kỹ thuật của Koch Industries.





Đầu những năm 1990, tập đoàn bắt đầu mở rộng ra ngoài ngành dầu khí. Năm 1995, 1 quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 150 triệu USD ra đời, chuyên tìm kiếm các startup sáng giá. Koch Industries đã đầu tư vào rất nhiều ngành, từ xăng dầu, hóa học, trại chăn nuôi đến tài chính và thương mại, đặc biệt là buôn bán nguyên vật liệu thô, phân bón, kiến trúc, giấy, vận tải và cả mảng phân phối.

Charles áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường (market-based management) tại tập đoàn. Đây là bộ nguyên tắc giúp cho tổ chức có thể thành công trong dài hạn bằng cách cho phép mỗi cá nhân trong tổ chức được quyền quyết định đâu là điều tốt nhất cho công việc của họ.
Koch Industries không đưa ra một bậc thang lương cố định nào. Tập đoàn không gắn tiền thưởng với lợi nhuận của công ty. "Chúng tôi đánh giá một nhân viên đã tạo ra bao nhiêu giá trị cho tập đoàn và thưởng cho họ tương xứng", Charles nói.

Theo tài liệu nộp lên Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC, Koch Industries được miêu tả là "có khả năng liên tục tìm ra những phương thức mới để tạo ra giá trị" và mỗi công ty con "đều cố gắng tận dụng sức mạnh của thị trường tự do trong hoạt động kinh doanh của mình để tối đa hóa năng suất và khả năng thích ứng".

Những thương vụ M&A đình đám của Koch Industries có thể kể đến vụ mua lại Georgia-Pacific năm 2005 với giá 22 tỷ USD, mang giấy vệ sinh Quilted Northern và giấy Brawny cùng với cốc giấy Dixie vào danh mục sản phẩm của tập đoàn. Tháng 12/2012, Koch Industries đã chi 7,2 tỷ USD để mua lại công ty sản xuất thiết bị điện Molex.

Tháng 4/2014, Koch Industries kết hợp với Goldman Sachs thâu tóm công ty sản xuất mực in Flint Group với giá 3 tỷ USD. Tháng 11 năm đó, tập đoàn trả 445 triệu USD cho Oplink Communications, 1 công ty chuyên sản xuất linh kiện quang học.

Năm 2015, Kock Industries đóng góp 100 triệu USD cho quỹ đầu tư do Eaglehill Capital Partners lập ra. Quỹ này hướng đến mục tiêu giúp đỡ các vụ thâu tóm doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn cổ phần tư nhân, chủ yếu thông qua phương án tài trợ nợ.

Frederick và William Koch đã không còn tham gia vào hoạt động kinh doanh từ nhiều năm nay. Họ đã bán cổ phần của mình cho Charles và David để nhận về 700 triệu USD. Bộ đôi này từng kiện Charles và David nhưng sau đó mọi chuyện đã được giải quyết ổn thỏa.

Frederick chuyển tới Monaco và hiện lấy việc sưu tập tranh làm thú vui tiêu khiển, trong khi William là CEO của Oxbow, 1 công ty năng lượng mà ông lập ra sau khi bán hết cổ phần ở Koch Industries. Tính đến tháng 6/2019, Oxbow là công ty tư nhân lớn thứ 184 ở Mỹ với doanh thu hàng năm vào khoảng 2,5 tỷ USD.

Charles và David Koch đôi lúc được gọi là "những kẻ buôn vua của đảng Cộng hòa". Họ đã chi hàng triệu USD tài trợ cho chiến dịch tranh cử của các ứng viên đảng Cộng hòa trong nhiều năm nay.

Hai người cũng tài trợ cho hơn 250 trường cao đẳng, đại học, tập trung vào các chương trình nghiên cứu và giáo dục. Trong số đó có Viện nghiên cứu con người, 1 tổ chức ủng hộ tự do cá nhân và kinh tế thị trường tự do. Viện Charles Koch cũng có các chương trình đào tạo chuyên nghiệp giúp các cá nhân "đạt được tự do kinh tế thông qua sự nghiệp".

Theo 1 bài báo trên tờ Politico, anh em nhà Koch đầu tư vào chính trị nhiều hơn bất kỳ cá nhân nào ở Mỹ. Bài báo cho rằng các nhóm luật sư của họ có tổng cộng tới 1.200 nhân viên toàn thời gian hoạt động ở 107 văn phòng trên khắp nước Mỹ, cao gấp 3 lần quy mô của Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa (RNC). Số tiền mà mạng lưới này dự định chi cho các cuộc vận động trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 là 889 triệu USD – cao hơn gấp đôi so với số tiền RNC chi ra.

Trả lời phỏng vấn của AP năm 2014, David từng nói: "Bố tôi rất sợ 1 ngày nào đó chính phủ trở nên quá hống hách... vì thế từ khi David và tôi là những đứa trẻ vị thành viên cho đến hiện tại, chúng tôi vẫn luôn ám ảnh với nỗi sợ đó".https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam
Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An sẻ chia cùng người dân Đà Nẵng đẩy lùi COVID-19

Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An sẻ chia cùng người dân Đà Nẵng đẩy lùi COVID-19

tháng 8 11, 2020
TPO - Ngày 11/8, Hội Doannh nhân trẻ tỉnh Nghệ An đã tổ chức trao 15 nghìn khẩu trang y tế, 450 chai sát khuẩn các loại, ủng hộ người dân Đà Nẵng phòng chống dịch COVID-19.

Nhằm phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” trong các Hội viên Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Nghệ An, góp phần chia sẻ khó khăn với cộng đồng trong phòng, chống dịch COVID-19, Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An đã kêu gọi các doanh nhân trong và ngoài hội chung tay ủng hộ cuộc vận động “Doanh nhân trẻ chung tay vì cộng đồng vượt qua đại dịch”.

Sau 5 ngày phát động, đến nay, Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An đã kêu gọi ủng hộ được gần 70 triệu đồng vào quỹ ủng hộ phòng, chống COVID-19. Trong đó, Hội trao 15 nghìn khẩu trang y tế và 450 chai nước sát khuẩn các loại cho người dân Đà Nẵng. Số còn lại, Hội hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các điểm cách ly tập trung, người dân tỉnh Nghệ An phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An ủng hộ, sẻ chia người dân Đà Nẵng phòng chống dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Đàm Văn - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An chia sẻ: “Diễn biến dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, đặc biệt tại Đà Nẵng, Hội đã vận động được số quà gửi vào cho người dân Đà Nẵng. Thời điểm dịch, doanh nghiệp nào cũng khó khăn nhưng với trách nhiệm xã hội, tinh thần “tương thân tương ái” của hội viên Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An góp một phần nào đó, chung sức với người dân Đà Nẵng đẩy lùi COVID-19”.


Trước đó, hơn 35.000 chiếc khẩu trang từ các đơn vị, tổ chức cơ sở Đoàn toàn tỉnh Nghệ An quyên góp, ủng hộ người dân thành phố Đà Nẵng. Số khẩu trang, nước sát khuẩn, vật tư y tế sẽ được Thành đoàn Đà Nẵng tiếp nhận và phân phát cho người dân sở tại.
 Bị ép quá mức, chủ nhân TikTok không thèm bán, quyết đấu ông Trump?

Bị ép quá mức, chủ nhân TikTok không thèm bán, quyết đấu ông Trump?

tháng 8 10, 2020
TTO - ByteDance, công ty mẹ của TikTok, sẽ gia tăng các hành động pháp lý chống lại lệnh cấm của Tổng thống Trump. Khả năng thương vụ mua lại TikTok của Microsoft và Twitter sẽ không đi đến đâu, theo báo South China Morning Post.



Phản ứng ban đầu của lãnh đạo ByteDance, trong đó có Trương Nhất Minh, trước sức ép của Mỹ đã chọc giận dư luận Trung Quốc - Ảnh: AFP

Báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 10-8 dẫn các nguồn tin riêng cho biết ByteDance - công ty mẹ của TikTok, sẽ gia tăng các hành động pháp lý chống lại lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump.

"Trương Nhất Minh (giám đốc điều hành của ByteDance) muốn tạo ra một đế chế kinh doanh toàn cầu. Nhưng khi bị ép phải bán TikTok cho đối thủ cạnh tranh và bị buộc phải rút khỏi cuộc chơi, anh ta không còn gì để mất và sẽ đấu bằng mọi cách có thể", nguồn tin của báo SCMP nhận định.


Khả năng thương vụ giữa TikTok và Microsoft cũng sẽ đổ bể, theo ít nhất hai nguồn tin của tờ này. Nguyên nhân là do Microsoft đưa ra giá quá thấp. 

"Cơ hội Twitter mua lại TikTok còn thấp hơn vì công ty này không có đủ tiền", nguồn tin của SCMP tiết lộ. 

Giá trị vốn hóa của Twitter vào khoảng 30 tỉ USD trong khi giá trị của TikTok do ByteDance tự định giá là hơn 50 tỉ USD cho toàn bộ hoạt động toàn cầu.

Hôm 6-8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh cấm mọi cá nhân và tổ chức giao dịch với ByteDance cùng các công ty con của công ty này sau 45 ngày kể từ ngày ký. 


Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức lên tiếng phản đối trong khi Tân Hoa xã mô tả hành động của Mỹ chẳng khác gì "cướp biển thời nay".

Theo SCMP, lệnh cấm của ông Trump dường như đã phản tác dụng. Thay vì tăng thêm sức ép lên TikTok để công ty này "bán mình" nhanh hơn, lệnh cấm đã khiến lãnh đạo ByteDance thức tỉnh.

"Đối mặt với sự chế nhạo và giận dữ của dư luận trong nước cùng đòn ép mới của Mỹ, Trương Nhất Minh không còn đường lùi. Chống trả lại Mỹ là cách duy nhất", một nguồn tin khác của SCMP giải thích.https://nhatnamgroup.asia/

ByteDance từ chối bình luận về khả năng thành công của các thương vụ với Twitter và Microsoft. ứng dụng TikTok lọt vào tầm ngắm của Mỹ khi các chính trị gia ở Washington cáo buộc đây là công cụ thu thập dữ liệu của chính quyền Trung Quốc.
Bill Gates: "Thâu tóm TikTok chỉ là liều thuốc độc với Microsoft"

Bill Gates: "Thâu tóm TikTok chỉ là liều thuốc độc với Microsoft"

tháng 8 09, 2020

Bill Gates: "Thâu tóm TikTok chỉ là liều thuốc độc với Microsoft"


Cựu CEO Microsoft cho rằng trở thành ông lớn kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông xã hội không phải trò chơi đơn giản với “gã khổng lồ” Microsoft.


Vào đầu tháng 8, Microsoft đã chính thức xác nhận cuộc đàm phán mua lại hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Austrailia và New Zealnad đồng thời cho biết thời gian kết thúc thảo luận trước ngày 15/9. 

Trong cuộc phỏng vấn với WIRED hôm 7/8, nhà đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates đã cảnh báo thương vụ mua lại TikTok đầy tiềm năng có thể là “liều thuốc độc”. 

Bill Gates cảnh báo thương vụ thâu tóm TikTok sẽ mang đến “một liều thuốc độc” cho gã khổng lồ công nghệ Microsoft. (Ảnh: usatoday)

Cựu CEO Microsoft nhận định “trở thành ông lớn kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông xã hội không phải trò chơi đơn giản” với hãng, bởi “sẽ chẳng ai biết điều gì sắp xảy ra với thương vụ này” và tất nhiên gã khổng lồ công nghệ khó có thể thâu tóm TikTok một cách dễ dàng.

Theo Gates, việc bước vào sân chơi mạng xã hội và cạnh tranh trực tiếp với Facebook nhìn chung là một điều tốt. Tuy nhiên Microsoft sẽ phải đối mặt với hệ thống kiểm duyệt nội dung hoàn toàn mới nếu thâu tóm được TikTok.https://nhatnamgroup.asia/

Nhà đồng sáng lập Microsoft cũng tỏ ra khó hiểu với những động thái mạnh tay gần đây của tổng thống Trump nhằm ép công ty chủ quản ByteDance bán lại TikTok cho một công ty Mỹ. Gates đánh giá đây là điều “kỳ lạ” bởi nó sẽ “giết chết” đối thủ cạnh tranh trực tiếp duy nhất với Facebook. 


Bill Gates cũng bày tỏ quan ngại về tiềm năng thực sự của thương vụ mua lại TikTok sau khi ông Trump bất ngờ đưa ra điều kiện Bộ Tài chính Mỹ nên được "chia phần" từ giá bán TikTok.

Cuộc phỏng vấn Bill Gates diễn ra ít ngày sau khi tổng thống Trump ký sắc lệnh mới cấm mọi cá nhân, doanh nghiệp Mỹ giao dịch với ByteDance và Tencent, công ty mẹ của TikTok và WeChat trong vòng 45 ngày nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia”.

Trên website của mình, TikTok đã phản hồi bằng việc cảnh báo họ có thể ra tòa án Mỹ để đòi quyền đối xử công bằng sau lệnh cấm của Trump.
Người giữ lửa đam mê cho ngành đường Việt Nam

Người giữ lửa đam mê cho ngành đường Việt Nam

tháng 8 08, 2020
Với hơn 40 năm gắn bó với ngành mía đường, bà Huỳnh Bích Ngọc đã đưa TTC Sugar chiếm lĩnh vị thế công ty đường số một Việt Nam và trở thành biểu tượng nữ doanh nhân thành công, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ lãnh đạo nữ khẳng định được bản thân và làm tốt vai trò điều hành những doanh nghiệp có quy mô lớn trong nền kinh tế hiện đại.


Bà Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch HĐQT TTC Sugar

Người sáng lập doanh nghiệp mía đường lớn nhất Việt Nam 

Từ quê hương miền Tây, sinh ra và lớn lên cùng người nông dân, gắn bó với nông nghiệp và khởi nghiệp cũng từ cây mía nên bà Huỳnh Bích Ngọc luôn trân trọng và tìm cách phát triển ngành mía đường từ những ngày đầu lập nghiệp. Năm 1979, vợ chồng bà thành lập Cơ sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường. Đến năm 1991 thì bà Ngọc chính thức quản lý cơ sở và Thành Thành Công ra đời. Tại thời điểm đó, Thành Thành Công được xem là một trong hai cơ sở kinh doanh cồn có quy mô lớn nhất ở TP.HCM. Với đầu óc nhạy bén và tầm nhìn dài hạn trong kinh doanh, bà Ngọc đã liên tục mở rộng hoạt động và phát triển hệ thống phân phối trên khắp cả nước, đặc biệt chú trọng những thị trường có sức tiêu thụ lớn như TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang... Đây chính là bước đệm giúp công ty hội tụ đủ nguồn lực để tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mới đầy tiềm năng sau này như mía đường, ngân hàng, bất động sản, du lịch, giáo dục... 

Thuộc thế hệ doanh nhân đời đầu sau thời kỳ đổi mới, bà Ngọc sớm nhận ra nhiều cơ hội từ thị trường còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, năm 2007, bà đã nhanh chóng hưởng ứng chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp của Nhà nước bằng việc đưa Thành Thành Công chuyển sang hoạt động ở mô hình mới - mô hình công ty cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ. Công ty CP SX-TM Thành Thành Công ngoài làm phân phối còn sản xuất và tiến hành đầu tư vào nhiều doanh nghiệp sản xuất mía đường khác. Thương vụ mang tính bước ngoặt đầu tiên của bà Ngọc chính là việc quyết định mua lại cổ phần chi phối của Bourbon Tây Ninh khi Tập đoàn Bourbon (Pháp) thoái toàn bộ vốn tại công ty này. Khi đó, Bourbon Tây Ninh là một trong những doanh nghiệp đường lớn nhất ngành. Đến thời điểm hiện tại, TTC Sugar sau nhiều năm không ngừng phát triển đã có vốn điều lệ đạt hơn 6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng hơn 12 lần so với năm bắt đầu cổ phần hóa. 

Người đưa ngành mía đường Việt Nam vươn ra biển lớn 

Trong bối cảnh ngành đường những năm qua đối mặt với rất nhiều khó khăn từ tính chu kỳ ngành, biến đổi khí hậu đến cạnh tranh với các loại đường nhập lậu, đường không rõ nguồn gốc và gần đây nhất là áp lực khi hội nhập Atiga, nhưng với kinh nghiệm của mình bà tin rằng ngành đường sẽ sớm phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với phương châm “Đồng hành cùng bà con nông dân trồng mía”, bà Ngọc luôn là người sẵn sàng sát cánh, truyền niềm tin, động lực cho bà con nông dân thông qua việc đề ra các chính sách hỗ trợ như thu mua mía với giá cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong ngành, chính sách đầu tư gieo trồng vụ mới, chuyển giao các giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, triển khai thêm nhiều chương trình khuyến nông để bà con gắn bó, phát triển và tiến tới làm giàu cùng cây mía. 

Dưới sự chèo lái của bà Ngọc, trong những năm qua, TTC Sugar liên tục tăng mạnh trong quy mô, thị phần, đồng thời, danh mục sản phẩm của TTC Sugar cũng ngày càng chất lượng và đa dạng với hơn 50 sản phẩm đường đáp ứng linh hoạt nhu cầu khách hàng. Cùng với đó, thị trường xuất khẩu của công ty đã vươn tới 25 quốc gia trên thế giới, đáng chú ý là các sản phẩm đường với biên lợi nhuận cao như đường Organic đã có mặt tại các nước có yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe như châu Âu, Mỹ, Singapore…https://nhatnamgroup.asia/

Từng ấy năm tập trung vào dẫn dắt, lãnh đạo và truyền lửa cho các thế hệ kế thừa, bà Huỳnh Bích Ngọc vẫn luôn chú trọng vào công tác nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao năng lực cho nhà máy, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, tạo ra nhiều hơn nữa các sản phẩm sạch và chất lượng cho người tiêu dùng, gia tăng thu nhập cho người nông dân. Bà Ngọc đã có nhiều đóng góp to lớn giúp TTC Sugar trở thành một trong những thương hiệu hàng tiêu dùng hàng đầu trong nước và có vị thế trên thị trường quốc tế. Chất lượng sản phẩm, sự đóng góp tích cực trong công tác xây dựng kinh tế - xã hội của đất nước, sự đầu tư theo tiêu chí thân thiện với môi trường… của TTC Sugar trong nhiều năm qua đã được khẳng định và chứng minh bằng hàng loạt giải thưởng, chứng nhận danh giá trong và ngoài nước như “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Thương hiệu gia vị xuất sắc nhất”, “Doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng tốt nhất châu Á”. Bà chia sẻ: “Chúng tôi rất mong muốn làm tròn trọng trách dẫn đắt ngành đường Việt Nam trong hội nhập khu vực và thế giới, không chỉ cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm đường có chất lượng, đảm bảo sức khỏe, mà còn kỳ vọng phát triển làm rạng danh thương hiệu Đường Biên Hòa của Việt Nam trên thị trường quốc tế”.
Gojek chính thức ra mắt ứng dụng tại thị trường Việt Nam, có thể truy cập ở tất cả các quốc gia Gojek có hoạt động

Gojek chính thức ra mắt ứng dụng tại thị trường Việt Nam, có thể truy cập ở tất cả các quốc gia Gojek có hoạt động

tháng 8 05, 2020

Kể từ 6h00 sáng hôm nay, khách hàng tại Việt Nam đã có thể truy cập các dịch vụ gọi xe (GoRide), giao hàng (GoSend), và đặt đồ ăn (GoFood) trên ứng dụng Gojek.- (Nhật Nam)

Ngày 5/8/2020, Gojek, nền tảng dịch vụ và thanh toán theo yêu cầu di động hàng đầu khu vực Đông Nam Á, đã công bố chính thức ra mắt ứng dụng Gojek tại Việt Nam. Kể từ 6h00 sáng hôm nay, khách hàng tại Việt Nam đã có thể truy cập các dịch vụ gọi xe (GoRide), giao hàng (GoSend), và đặt đồ ăn (GoFood) trên ứng dụng Gojek - có thể tải xuống từ kho ứng dụng cho hệ điều hành iOS và Android.

Trước đó, vào đầu tháng 7, GoViet đã công bố hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek trong chiến lược dài hạn nhằm tạo ra tác động tích cực lâu dài và thúc đẩy đổi mới cho khách hàng tại Việt Nam.

Người dùng tại Việt Nam sẽ dễ dàng nhận diện các đối tác tài xế của Gojek quanh Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bằng trang phục mới có logo của Gojek - đó là một hình khuyên bao quanh một dấu chấm tròn, Logo hiển thị màu xanh lá cây trên mũ bảo hiểm và tay áo khoác màu đen, còn trên áo khoác màu xanh lá cây thì ngực trái có logo màu trắng, ngực phải có hình quốc kỳ Việt Nam.


Phát biểu tại buổi họp báo online (họp báo qua Zoom) ông Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc của Gojek Việt Nam cho biết, trong vòng chưa đầy 2 năm, Gojek đã tăng trưởng theo cấp số nhân, thu hút hàng triệu người dùng và một hệ sinh thái các đối tác ngày càng mở rộng. Hệ sinh thái của Gojek đến nay đã phát triển gồm các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, với hơn 150.000 đối tác tài xế và 80.000 nhà hàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng, đối tác tài xế và đối tác nhà hàng vừa và nhỏ, siêu siêu nhỏ (như quán xôi…) sẽ tiếp tục là trọng tâm trong bước phát triển hứa hẹn nhiều điều thú vị của Gojek trong thời gian tới.

Không chỉ thay đổi thương hiệu, hãng còn ra mắt một ứng dụng hoàn toàn mới, được xây dựng dựa trên công nghệ đẳng cấp thế giới, giúp tăng tốc nhanh hơn những thành tựu đã đạt được dưới cái tên GoViet. Với thiết kế nhằm mục tiêu giảm bớt những trở ngại hàng ngày cho người dùng, và cho phép công ty triển khai các dịch vụ mới một cách hiệu quả hơn, tuỳ chỉnh và mở rộng cho phù hợp với những thay đổi trong nhu cầu và ưu tiên của người dùng Việt Nam.

Đặc biệt, người dùng có thể truy cập ứng dụng Gojek ở tất cả các quốc gia mà Gojek có hoạt động, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Singapore. Ứng dụng Gojek sẽ có mặt ở Thái Lan trong vài tuần tới.


Gojek họp báo (ảnh chụp màn hình)

Trả lời các câu hỏi của phóng viên, ông Phùng Tuấn Đức cho biết, hiện nay Gojek đã làm tốt mảng dịch vụ giao hàng và vận chuyển, mảng thanh toán cũng sẽ dược chú trọng phát triển trong thời gian tới để phục vụ nhu cầu thị trường Việt Nam.

Ngoài ra trong mảng di chuyển, Gojek cũng đã thành công ở mảng xe 2 bánh, công ty đánh giá mảng xe 4 bánh khá quan trọng và có nhu cầu cao trên thị trường. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, những quy định về quản lý xe 4 bánh có nhiều thay đổi, nên Gojek cần thay đổi thêm về cách thức vận hành để đáp ứng mọi tuân thủ mà Nhà nước đưa ra. Thời gian tới công ty sẽ làm việc với cơ quan quản lý để xem có hướng nào phù hợp -100 triệu đầu tư gì.

Có một số lo ngại về việc Grab đang lớn mạnh trên thị trường thì Gojek sẽ cạnh tranh ra sao và có tự tin để chiếm lĩnh vị thế/thị phần trên thị trường hay không, ông Phùng Tuấn Đức cho biết, chiến lược của Gojek tại thị trường Việt Nam từ khi ra đời (là GoViet) đến nay không thay đổi, luôn đi theo 2 đường là phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng để phục vụ nhu cầu của thị trường Việt Nam – vốn đang tăng nhanh, lượng khách hàng ngày càng lớn, có xu hướng công việc bận rộn hơn, nhui cầu nhiều hơn, thời gian ít hơn…"Gojek là nền tảng dịch vụ để gỡ bỏ trở ngại trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng, qua việc phục vụ nhu cầu ấy sẽ mang lại thu nhập, cuộc sống tốt hơn cho các đối tác là tài xế, nhà hàng. Chúng tôi tin rằng chiến lược phát triển dựa vào giá trị thực sự như thế sẽ mang tính bền vững, giúp công ty đi được lâu dài" - ông Đức nói.

Về lo ngại các siêu ứng dụng là cuộc chơi đốt tiền, ông Đức cho rằng, việc sử dụng tiền để chiếm lĩnh phần là cần thiết, nhưng đến một lúc nào đó, một quy mô nào đó, chính sách ấy sẽ không giúp công ty trụ lại được trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn, đại dịch tràn lan…những công ty phát triển quá nóng sẽ bị lao đao, không tìm được chỗ đứng cho mình, không thể dùng tiền đi mua thị phần. Còn những công ty mang lại giá trị thực cho khách hàng sẽ tồn tại ổn định và phát triển ngay cả trong bối cảnh đại dịch xảy ra.